Breaking News

Cloud Server: Chìa khoá chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0

Sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí của điện toán đám mây chính là yếu tố tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong cuộc đua số hóa. Bởi mọi đơn vị đều có cơ hội tiếp cận tài nguyên CNTT có sẵn và các công nghệ hiện đại như nhau, từ đó nhanh chóng đổi mới để vượt qua những khủng hoảng hiện tại và hướng đến tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Từ khi Covid-19 bùng phát dẫn tới cách ly xã hội và đóng cửa biên giới, nhiều tổ chức đã phải thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số để phục vụ làm việc từ xa. Sự thay đổi lề thói, văn hóa và cách thức kinh doanh đã ngày càng biến bộ máy của họ trở nên tự động hóa và cắt giảm giấy tờ. Và cho đến nay, chuyển đổi số đã không còn là xu hướng, mà là điều kiện sống còn tất yếu đối với mọi doanh nghiệp để không bị tụt hậu, đào thải khỏi thị trường.

Trong cuộc đua số hóa, các doanh nghiệp SMEs vấp phải rào cản khó khăn do nguồn lực hạn chế; trong khi một số doanh nghiệp lớn lại khó chọn được chiến lược chuyển đổi phù hợp bởi lo ngại thất bại sẽ dẫn tới sự lãng phí khổng lồ về tiền bạc. Nhìn chung, thách thức nổi cộm mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt chính là làm sao để chuyển đổi số nhanh chóng, thành công và tiết kiệm ngân sách. Việc áp dụng điện toán đám mây - cloud computing (có thể kết hợp với cơ sở dữ liệu tại chỗ) chính là lời giải cho bài toán này.

Cloud Server: Chìa khoá chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0 - 1

Một khảo sát của Accenture - nhà tư vấn & cung cấp dịch vụ CNTT cho khách hàng tại hơn 120 quốc gia - cho thấy Covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ số hóa doanh nghiệp

Cụ thể, chuyển đổi số qua đám mây sẽ được xem là cách tiếp cận đầu tiên và là nền tảng trung tâm để doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới. Trong đó tập trung vào các giải pháp dựa trên mô hình SaaS, PaaS hoặc IaaS… để dần thay đổi quy trình và cách thức làm việc.

Gartner - Đơn vị hàng đầu thế giới về dịch vụ nghiên cứu & tư vấn trong lĩnh vực CNTT cũng nhận định, “Sẽ không có chiến lược kinh doanh hiệu quả nếu không có chiến lược đám mây đi kèm”.

Những cách mà điện toán đám mây trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số:

Tối ưu chi phí và nguồn lực:

Điện toán đám mây cung cấp sẵn các tài nguyên CNTT cần thiết nên doanh nghiệp không tốn chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng (trung tâm dữ liệu, máy chủ vật lý, nhân lực quản lý hạ tầng…). Các dịch vụ đám mây cũng hoạt động theo mô hình “co giãn” với khả năng nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô (số lượng máy chủ, dung lượng lưu trữ, server…) để bắt kịp tốc độ phát triển của doanh nghiệp . Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho những tài nguyên mà họ thực sự dùng.

Khả năng linh hoạt:

Các phần mềm dựa trên đám mây có thể tích hợp với nhau hoặc với phần mềm tại chỗ (on-premise) thông qua API (giao diện lập trình ứng dụng). Từ đó truyền, nhận và đồng bộ dữ liệu nhanh chóng, tạo nên một hệ thống làm việc nhất quán, liền mạch xuyên suốt.

Bảo mật dữ liệu nâng cao:

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chịu trách nhiệm cập nhật bản vá bảo mật định kỳ để giảm thiểu mọi rủi ro rò rỉ dữ liệu của doanh nghiệp. Những dịch vụ đám mây uy tín hàng đầu cũng tích hợp sẵn các tính năng bảo mật hiện đại nhất, bao gồm mã hoá, nhận dạng và quản lý truy cập, giám sát 24/7 và phát hiện sớm mối đe doạ, sao lưu và chuyển đổi dự phòng.

Cloud Server: Chìa khoá chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0 - 2

Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp số hóa quy trình một cách linh hoạt, nhanh chóng, bảo mật

Nhanh chóng, rút ngắn quy trình ra mắt sản phẩm mới:

Dịch vụ đám mây cung cấp môi trường ảo và bộ công cụ cần thiết có thể tái sử dụng, giúp doanh nghiệp lên ý tưởng, xây dựng, thử nghiệm, triển khai nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn với chi phí thấp hơn.

Tăng cường hiệu quả hợp tác, làm việc nhóm:

Một hệ thống làm việc dựa trên đám mây có thể phân quyền cho từng nhóm đối tượng người dùng. Những người được cấp quyền có thể truy cập nền tảng đám mây từ mọi lúc, bất kể loại thiết bị hay vị trí địa lý.

Qua đó, mọi người dễ dàng họp mặt trực tuyến, trao đổi, thảo luận công việc, phê duyệt nhanh các quyết định; chỉnh sửa trực tiếp các tệp tài liệu lưu trữ trên đám mây và tự động đồng bộ hóa dữ liệu, đảm bảo mọi cá nhân liên quan đều tiếp cận với một phiên bản tài liệu duy nhất, tránh tình trạng truyền đạt lộn xộn, thất lạc thông tin quan trọng.

Cloud Server: Chìa khoá chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0 - 3

Việt Nam đang có tốc độ số hóa mạnh mẽ nhất Đông Nam Á

Những lợi ích của điện toán đám mây đã giúp loại hình công nghệ này ngày càng được tin dùng bởi số đông doanh nghiệp. Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) - một đơn vị nghiên cứu hàng đầu thế giới về lĩnh vực CNTT - cho biết, thị trường dịch vụ đám mây tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 đang đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm cao, với tỷ lệ CAGR tới 32%. Như vậy, Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng chớp lấy thời cơ hiện tại để đổi mới và trụ vững trong thời đại số.

Lưu ý rằng, khi bắt đầu dịch chuyển sang đám mây, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức bảo mật dữ liệu trong quá trình dịch chuyển. Vì vậy, cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây uy tín với cơ chế bảo mật vượt trội để tránh mọi rủi ro rò rỉ dữ liệu.

Cloud Server: Chìa khoá chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0 - 4

Doanh nghiệp cần cẩn trọng với các rủi ro bảo mật trong quá trình dịch chuyển dữ liệu lên đám mây

Sở hữu tiềm lực mạnh mẽ, hạ tầng CNTT vượt trội với các data center đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật tiên tiến thế giới, Tập đoàn VNPT là đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud đáng tin cậy cho các doanh nghiệp và cơ quan hành chính công tại Việt Nam.

Hiện tại, VNPT Cloud đã có sẵn trên oneSME - sàn thương mại điện tử đầu tiên chuyên cung cấp các giải pháp chuyển đổi số - với nhiều gói dịch vụ linh hoạt, chi phí hợp lý, vừa vặn nhu cầu từng doanh nghiệp.